Giới thiệu

Tiếng Việt

成形部

CNC加工部

Hình ảnh

汎用加工部

Chi tiết gia công trên máy CNC ảnh hưởng đến kết cấu của đồ gá gia công, do đó phải đảm bảo được những yêu cầu sau đây:
+ Chi tiết gia công cơ khí phải có những bề mặt chuẩn tốt đảm bảo độ chính xác và độ ổn định gá đặt, đồng thời chi tiết phải có bề mặt thuận tiện cho việc kẹp chặt, không gây biến dạng chi tiết.
+ Để không phải dùng đồ gá phụ thì chi tiết không nên có bề mặt nghiêng và góc nghiêng.
+ Để đảm bảo độ chính xác đặt cao, chi tiết phải được định vị theo 3 bề mặt. Trong trường hợp này có thể dùng các bề mặt đã qua gia công trên các máy vạn năng để định vị.
+ Nếu chi tiết gia công không cho phép định vị theo 3 bề mặt thì định vị theo một bề mặt và hai lỗ, khoảng cách các lỗ phải cách xa nhau và có độ bóng cấp 7.

Yêu cầu đối với chi tiết gia công trên các máy CNC

 

CAD/CAMR&Dセンタ

Cơ cấu định vị dùng để xác định vị trí tương đối của chi tiết so với máy hoặc dụng cụ cắt.

Cơ cấu, chi tiết định vị
Cơ cấu này bao gồm các loại chốt tỳ, chốt trụ ngắn, chốt trụ dài, chốt trám, khối V, trục gá v.v…
-  Cơ cấu kẹp chặt
Cơ cấu kẹp chặt có tác dụng giữ cho chi tiết không bị xê dịch khi gia công. Cơ cấu kẹp chặt được chia ra nhiều loại.
a) Phân theo cấu trúc
– Cơ cấu kẹp đơn giản (do một chi tiết thực hiện).
– Cơ cấu kẹp tổ hợp (do hai hay nhiều chi tiết thực hiện, ví dụ như: ren ốc – đòn bẩy, đòn bẩy – bánh lệch tâm, v.v…).
b) Phân theo nguồn lực
– Cơ cấu kẹp ren vít.
– Cơ cấu kẹp cơ khí (hơi ép, kẹp bằng chân không, kẹp bằng điện tử và ghép các loại này với nhau).
– Cơ cấu kẹp tự động
c) Phân theo phương pháp kẹp
– Kẹp một chi tiết hoặc nhiều chi tiết
– Kẹp một lần hoặc nhiều lần tách rời

- Cơ cấu dẫn hướng
Đây là cơ cấu giữ cho hướng tiến dao không bị xê dịch vì lực cắt, lực kẹp, rung động. Cơ cấu này có hai loại bạc dẫn và phiến dẫn và thường được dùng trên các máy khoan, máy doa.
- Cơ cấu so dao
Cơ cấu so dao dùng để điều chỉnh dụng cụ cắt có vị trí tương đối so với bàn máy, đồ gá hoặc chi tiết gia công. Cơ cấu so dao được dùng trên các máy phay và được gọi là cữ so dao.
- Cơ cấu phân độ
Cơ cấu phân độ hay được dùng trên máy khoan và máy phay để quay mâm quay (trên có gá vật gia công) đi một góc để khoan các lỗ hoặc phay các bề mặt cách nhau một góc bằng góc quay.
- Thân gá, đế gá
Thân gá, đế gá có tên gọi khác là các chi tiết cơ sở. Các chi tiết cơ sở thường gọi là các đế hình vuông, hình tròn có răng hoặc có lỗ ren để các chi tiết khác bắt chặt lên nó. Chi tiết cơ sở là chi tiết gốc để nối liền các bộ phận khác nhau thành đồ gá.
- Các chi tiết nối ghép
Đây là các bu lông, đai ốc… dùng để lắp ghép các bộ phận của đồ gá lại với nhau. Các chi tiết này thường được chế tạo theo tiêu chuẩn.
- Cơ cấu định vị kẹp chặt đồ gá trên bàn máy
Cơ cấu này thường là các then dẫn hướng (ở đồ gá phay, khoan) và rãnh chữ U trên thân đế đồ gá để kẹp chặt đồ gá trên bàn máy.

品質管理部

Công nghệ dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có thời gian tìm hiểu, song không phải ai cũng tìm ra cách nhanh nhất, có thể chưa tìm được dịch vụ hỗ trợ hoặc cách để tăng nhanh thời gian thực hiện các dự án về thiết kế khuôn và gia công khuôn, hoặc bạn sợ tốn kém, ..

Thời gian để cho ra đời các sản phẩm mà bạn đang dự tính rất quan trọng, thời gian càng lâu thì tốn càng nhiều chi phí và chưa kể bõ lỡ các cơ hội tốt.
Công ty IM Việt Nam với nhân sự giàu kinh nghiệm có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của Khách hàng. Khi đó khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm với những kết quả mình đạt được. Bạn chỉ cần giao yêu cầu, và chúng tôi sẽ giải quyết nó, nếu làm được và đúng tiến độ thì mới nhận.
Phần thiết kế và gia công khuôn là phần khó trong cơ khí, khi thiết kế phải đảm bảo độ đồng nhất của sản phẩm, và việc lập trình gia công khuôn trên mastercam cũng là phần nâng cao, thường với kỹ sư từ 3 năm kinh nghiệm thực tế trở lên mới dám nhận, dĩ nhiên bạn cũng có thể làm liều song quan trọng là hiệu quả và kết quả bạn đạt được.

Chúng tôi hy vọng được sử dụng chúng để phục vụ nhu cầu của các quý khách hàng về mảng thiết kế và gia công khuôn.

 

Cimastron CAD/CAM ソフト

1

2

 

3

 

 

Đế Khuôn Âm: Chức năng chính để kẹp chắc khuôn âm vào máy ép nhựa (2 phần vai dư ra dùng để kẹp chặc vào máy ép nhựa)

4

 

Khuôn Âm: Chức năng chính để gắn Insert Khuôn Âm

5

 

Khuôn dương: Chức năng chính để gắn Insert khuôn dương

6

 

Gối Đở: Chức năng chính để tạo khoảng không gian trống cho tấm Gá Lót và Lót Lói duy chuyễn.

7

 

Lót lói: Chức năng chính để giữ các ty lói không rơi ra khỏi tấm gá lói (Gá lói và lót lói dùng để giữ các ty lói)

8

 

Insert Khuôn Âm: Chức năng chính để tạo hình cho sản phẩm

9

 

Insert Khuôn Dương: Chức năng chính để tạo hình cho sản phẩm

10

 

Vòng Định Vị: Dùng để định vị Khuôn Âm với máy ép nhựa

11

 

Bạc keo: Dẫn nhựa từ đầu phun của máy ép vào kênh dẫn nhựa

12

 

Chống Sàn: Định vị giữa khuôn âm và khuôn dương (Chống sàn giữa khuôn âm và khuôn dương khi nhựa bơm vào long khuôn)

13

 

Chốt dẫn hướng & Bạc dẫn hướng: Dẫn hướng cho khuôn âm và khuôn dương khi đóng khuôn

14

 

Dẫn hướng lói: Cũng gồm chốt dẫn hướng lói và bạc dẫn hướng lói. Dùng để dẫn hướng cho tấm gá lói và lót lói khi di chuyển

15

 

Chốt hồi & Lò xo hồi: Dùng để đẩy tấm gá lói và lót lói về khi đóng khuôn

16

 

Gối đở phụ: Đở khuôn dương (Phụ cho gối đở)

17

 

Lói: Để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn

18

Lói keo: Dùng để đẫy đường keo ra khỏi khuôn

19

 

                  Quy trình lắp ráp 1 bộ khuôn

Bước 1: Nhập tấm khuôn vào mô hình. Bước 2: Lắp bạc dẫn hướng vào tấm khuôn trên.

Bước 3:Lắp tấm kẹp với khuôn trên.

Bước 4:Lắp bạc cuống phun vào tấm kẹp trên và lắp bu lông để dữ hai tấm khuôn với nhau.

Bước 5: Lắp vòng định vị với tấm kẹp trên và hai bu lông giữ vòng đinh vị.

Bước 6:Lắp chốt dẫn hướng vào tấm khuôn dưới.

Bước 7:Lắp tấm đẩy vào (nếu dùng ty đẩy thì lắp ty đẩy vào tấm giữ cùng lúc khi lắp chốt hồi.

Bước 8:Lắp bốn lò xo và hai gối đỡ.

Bước 9: Lắp tấm giữ và bốn chốt hồi.

Bước 10:Lắp tấm đẩy và bốn bu lông liên kết tấm đẩy và tấm giữ.

Bước 11:Lắp tấm kẹp trên và bốn bu lông liên kết phần di động.